Rau an toàn theo tiêu chuẩn có được gọi là rau sạch hay không?
“Rau an toàn” ,“rau sạch” là những khái niệm được gần đây nhiều người dân khá là quan tâm muốn tìm hiểu. Vì vậy, cũng có rất nhiều người rất muốn biết giữa “rau an toàn” và “rau sạch” có điểm gì khác nhau giữa chúng hay không?
Khái niệm về rau an toàn
Những loại sản phẩm rau tươi (bao gồm tất cả các loại rau ăn củ quả, thân, lá, hoa quả có chất lượng đúng như đặt tính giống vốn có của nó, chúng có hàm lượng các hoá chất độc hại và mức độ nhiễm các vi sinh vật gây hại có trong rau phải ở dưới mức tiêu chuẩn cho phép, bảo đảm an toàn cho cơ thể người tiêu dùng và môi trường sống, thì được coi là rau đảm bảo chất lượng an toàn vệ sinh thực phẩm, hay gọi dân gian là “rau an toàn”.
Các yêu cầu về chất lượng của rau an toàn
Chỉ tiêu về nội chất: Chỉ tiêu về nội chất được bộ y tế quy định cho rau tươi được gọi là an toàn bao gồm: Lượng thuốc bảo vệ thực vật. Hàm lượng nitrat (NO3). Hàm lượng một số kim loại nặng chủ yếu: Cu, Pb, Hg, Cd, As,… Mức độ nhiễm các vi sinh vật gây bệnh (E. coli, Samonella …) và kí sinh trùng đường ruột (trứng giun đũa Ascaris).
Tất cả các chi tiêu trên trong sản phẩm của từng loại rau an toàn phải được ở dưới mức cho phép theo tiêu chuẩn của Tổ chức Quốc tế FAO/WHO hoặc của một số nước tiên tiến: Nga, Mỹ … trong khi chờ Việt Nam chính thức công bố tiêu chuẩn về các lĩnh vực này ra toàn bộ xã hội cho người dân thực hiện.
Chỉ tiêu về hình thái: Sản phẩm khi được thu hoạch phải đúng lúc, đúng yêu cầu của từng loại rau (đúng độ già kỹ thuật hay thương phẩm); rau không bị dập nát, hay hư thối, không lẫn tạp chất, nhiễm sâu bệnh và có bao gói thích hợp cho từng loại rau.
Rau an toàn khác gì rau sạch?
Vấn đề cơ bản nhất, “rau sạch” được hiểu cơ bản là loại rau được canh tác trong điều kiện hoàn toàn tự nhiên: không có bón phân hoá học; không được phun thuốc bảo vệ thực vật hoá học; không được sử dụng bất kỳ loại thuốc trừ sâu nào; không phun thuốc bất kỳ chất kích thích sinh trưởng thực vật; phân bón cho rau hoàn toàn là phân hữu cơ (bón gốc và bón qua lá); không dùng hóa chất bảo quản cho rau được tươi lâu.
Từ đó chúng ta có thể thấy, điểm khác biệt cơ bản giữa hai loại là “rau sạch” được canh tác trong điều kiện hoàn toàn tự nhiên trong môi trường, còn “rau an toàn” phải đảm bảo một số chất hỗn tạp tồn dư nhưng không được vượt quá tiêu chuẩn cho phép của bộ y tế.
Theo ông Nguyễn Mạnh Hùng, Phó Chủ tịch kiêm Tổng Thư ký Hội Tiêu chuẩn và bảo vệ người tiêu dùng Việt Nam (Vinastas) cho biết, thì quan điểm rau sạch ở đây còn rất trừu tượng vì từ “rau sạch” có thể được hiểu theo cách là rau được thu hoạch từ vườn lên rồi rửa sạch cho hết đất nhưng nước rửa chưa chắc đã laf sạch cho rau được. Hội chúng tôi có quan niệm rằng rau thì phải đảm bảo tiêu chí rau an toàn là trên hết chứ không phải rau sạch mới thực sự cần cho người dân.
Nhưng nhìn lại, người tiêu dùng hiện nay có lẻ cần rau an toàn hơn là rau sạch không phải là đích cuối cùng của con người, bởi sạch ở đây có thể chính là rau không bẩn không có sâu bệnh, có đất nhưng chưa chắc đã là an toàn cho cơ thể con người. Với các sản phẩm cho được rau an toàn tôi cho rằng việc sản xuất và kinh doanh đòi hỏi phải có quá trình kiểm soát chặt chẽ theo một quy trình khép kín từ việc đầu tiên là đánh giá điều kiện trồng sản phẩm, kiểm soát quá trình khép kín từ việc trồng cho đến khâu chế biến sản phẩm và phân phối ra ngoài thị trường tiêu thụ.